Tin tức & Sự kiện

Hỗ trợ trực tuyến

Website liên kết

Từ chuyên ngành

Dòng điện xoay chiều: một loại dòng điện dùng cho máy thang máy.

Tăng tốc: giai đoạn thang máy di chuyển ở trạng thái tăng tốc độ, thường chỉ giai đoạn từ lúc thang máy đứng yên tới khi đạt vận tốc tối đa.

Hệ thống AC: một hệ thống điều khiển cho một có mô tơ xoay chiều có cùng một mức vận tốc hay hai mức vận tốc khác nhau.

Đạo Luật Đối với Người Khuyết Tật của Mỹ: Đạo Luật Đối với Người Khuyết Tật của Mỹ năm 1990 được tổng thống Mỹ Bush ký ngày 26/07/1990. Đạo luật này được ban hành với mục đích bảo vệ các quyền công dân cho người khuyết tật, các quyến lợi giống như các điều luật được quy định trong Đạo Luật Quyền Công Dân.

Lớp men nung: Một loại sơn bằng sứ được nung để kết dính với bề mặt vật thể.

Lan can: Phần của thang cuốn bên trên những bậc thang. Nó bao gồm tấm chắn dưới, gờ trong, vách che trong của lan can, gờ trên của lan can.

Gối đai: phần cuối của dây treo trong thang máy thủy lực.

Dây giằng: gia cố những góc phía ngoài của nền thang, mỗi dây nối với các phần trên của gạch nền.

Ray hướng dẫn: thiết bị dùng để cột các thanh ray chắc vào cửa tầng.

Thắng: một dụng cụ cơ điện làm cho thang máy dừng lại khi vận tốc thang máy vượt quá 125% vận tốc định mức.

Thắng điện từ: ở một số bộ điều khiển, thắng cũng có thể làm cho thang máy ngừng hoạt động khi điện ở máy kéo bị ngắt bằng một thiết bị hãm lò xo giữ cabin thang máy khi máy kéo bị tắt.

Đế thắng: những phần chuyển động của thắng, được gắn một vật liệu ma sát khi gắn kết với bề mặt thắng sẽ giữ thang máy ở cửa tầng. Ở một số loại điều khiển, nó sẽ làm cho thang máy ngưng chuyển động khi máy kéo bị ngắt điện.

Chổi: một dụng cụ bằng các bon hay than chì dùng để nối một mạch điện với phần chuyển động hay quay của một motor DC, máy phát điện hay thiết bị điện. Nó mang điện tới và trở lại các phần không chuyển động.

Giảm chấn: một thiết bị được thiết kế để dừng cabin đang tụt xuống hay đối trọng dưới giới hạn hàng trình bình thường bằng cách giữ lại hay hấp thu và cân bằng nâng lượng sơ học của cabin hay đối trọng.

Buồng thang: nơi chứa người trong thang tải khách.

Dây cáp: thường gồm từ 4 tới 6 dây. Nó được dùng để gia cố cabin và kéo cabin.

Hộp gọi: ở các dịch vụ thang máy được ky hợp đồng, một khách hàng có thể yêu cầu kiểm tra thang máy bất cứ khi nào, ngoài cả lịch trình bảo trì.

Bộ phận hoãn cuộc gọi tầng: mạch dùng để xóa các lệnh gọi dùng các nút chọn lựa, các nút cửa tầng.

Tải trọng: cho biết khối lượng thang máy cho thể chuyên trở một cách an toàn.

Cabin: bộ vận chuyển trong đó bao gồm sàn thang, khung, cửa cabin.

Đối trọng cabin: một bộ vật nặng được cột trực tiếp với cabin thang trong loại hình lắp đặt trống quấn dây. Trong thực tế, khối lượng này bằng 70% khối lượng của cabin.

Bảng điều khiển cabin: một bảng được gắn vào cabin để điều khiển hoạt động của cabin như các nút gọi tầng, các nút đóng mở cửa, nút báo động,nút ngưng khẩn cấp.

Đèn báo chiều: một hộp cố định được gắn ở cột lối vào, mặt dưới vòm hay sau tường cho biết hướng thang di chuyển.

Bảng điều khiển kiểm tra: một bảng điều khiển ở trên đỉnh cabin của thang máy khi được kích hoạt sẽ xóa tất cả các lệnh gọi bình thường và làm cho cabin di chuyển theo vận tốc được kiểm định ở trạm kiểm soát.

Cửa mở hai bên: một loại cửa gồm có hai tấm ngang di chuyển ngược chiều nhau.

Khớp ly hợp: một thiết bị dùng vào việc điểu khiển cửa thang làm cho cửa cabin hợp với cửa tầng dừng bằng chuyển động giữa lại.

Dòng điện một chiều (DC): một dòng điện di chuyển duy nhất một chiều và có các giá trị ổn định.

Hệ thống điều khiển nhóm: một hệ thống điều khiển từ hai thang máy trở lên bằng cách chi phối các lệnh gọi ở hộp gọi tầng. Hệ thống này cũng điều khiển tình trạng di chuyển, chỗ đậu.

Chốt cửa: các dụng cụ ở cuối các tấm cửa được gắn vào các rãnh cửa giúp cho cửa không bị lung lay qua lại.

Giá treo cửa: một bộ phận cuốn được gắn trên đỉnh tấm cửa để gia cố và làm cho các tấm cửa chyển động ngang.

Khóa cửa: loại khóa dùng để ngăn cửa tầng không được mở ở tầng dừng.

Thời gian cửa mở: khoảng thời gian các cửa ở tình trạng mở sau khi đã mở hết cỡ cho tới khi cửa đóng vào mà không nhận được lệnh rút ngắn thời gian mở cửa.

Bộ điều khiển cửa: một dụng cụ bằng motor được gắn vào cabin để mở hay đóng cửa cabin.

Thiết bị bảo vệ cửa: thiết bị được dùng với các cửa được điều khiển tự động bằng điện tự động phát hiện vật cản cửa để làm cho cửa có thể đóng lại bình thường và phát hiện ra các họat động bất ổn khác của cửa như là mở lại. Đường viền an tòan hay là thiết bị tĩnh điện học nằm trong thiết bị này.

Đường rãnh cửa: một song kẹp giá treo cửa và làm cho cửa đóng mở theo hướng ngang. Đường rãnh cửa là một bộ phận của giá treo cửa.

Hệ thống truyền động: bằng puli hay bánh xe làm cho thang máy di chuyển lên xuống.

Máy dẫn động: bộ phận lực dùng lực để nâng thang máy, thang tải thực phẩm lên xuống, hay làm cho thang cuốn di chuyển.

Puli truyền lực: bánh xe có rãnh của máy kéo mà dây kéo quấn quanh và chuyển động được truyền tới cabin và đối trọng thông qua dây truyền động.

Mắt điện tử: một chùm tia điện làm cho cửa mở và khi ngưng lại làm cho cửa mở lại.

Nút ngừng khẩn cấp: một nút trong bảng điều khiển khi được kích họat sẽ làm cho thang ngưng họat động.

Vùng cố định: một khoảng gồ ghề trên thang tải hàng làm cho hàng hóa được cố định khi thang di chuyển.

Bộ giải mã: một thiết bị dùng để chuyển một tín hiệu thông thường thang thông tin kỹ thuật số.

Trụ: một phương pháp gắn hai thanh ray lên một bước tường ở vị trí cuối của cửa tầng.

Tấm mặt: tấm được trang trí mà chức năng của tòa nhà được hiển thị như vị trí của các chỉ dẫn.

Thiết bị chọn tầng: một thiết bị được điều khiển bằng vi xử ly, điện, cơ để điều khiển một số chức năng như sau: tạo hướng di chuyển, tăng tốc, giảm tốc, chọn tầng, dừng tầng, mở cửa …

Bánh răng: một loại bánh răng có răng cưa để gắn vào bánh răng khác tạo ra chuyển động.

Máy kéo dùng số: một loại máy kéo mà lực được chuyền tới các puli qua hệ thống số.

Tay vịn: tay nắm chuyển động dùng cho thang cuốn.

Hố thang: phần được bao bọc bởi các bức tường chống lửa và các cửa thang máy.

Hố giếng: phần giếng thang dưới mặt sàn tầng thấp nhất.

Mô tơ cảm ứng: một loại mô tô dùng điện xoay chiều co hai phần: phần quay và phần tĩnh. Phần quay sẽ tạo ra vùng từ trường trong đó có điện thế làm cho phần tĩnh quay.

Kích: thiết bị đẩy thang thủy lựa.

Sàn tầng dừng: phần sàn của tầng đón nhận hành khách.

Bản vẽ: bản vẽ về hố thang hay phòng máy trong đó mô tả vị trí, kích thước.

Mô tơ điều khiển: thiết bị điều khiển tăng tốc, giảm tốc, dừng tầng của thang máy.

Sàn thang: sàn của thang máy nơi hành khách đứng hay hàng được chất.

Bảo trì ngăn ngừa: việc kiểm định, kiểm tra, vệ sinh các thang để ngăn ngừa sự cố xảy ra. Việc bảo trì ngăn ngừa được thực hiện với mục đích làm cho các thiết bị thang hoạt động bình thường và được thực hiện một cách định kỳ.

Bộ hãm bảo hiểm: cơ cấu bảo hiểm để dừng và giữ cabin hoặc đối trọng trên ray hướng dẫn khi vận tốc đi xuống vượt quá giá trị cho phép hoạc khi dây treo bị đứt.

Bộ hãm bảo hiểm êm: bộ hãm bảo hiểm tác động kẹp hãm từ từ lên ray dẫn hướng, nhằm hạn chế phản lực lên cabin hoặc đối trọng vượt quá giá trị cho phép.

Bộ hãm bảo hiểm tức thời: bộ hãm bảo hiểm tác động kẹp hãm gần như tức thời lên ray hướng dẫn.

Bộ khống chế vượt tốc: thiết bị điều khiển dừng máy và phát động bộ hãm bảo hiểm hoạt động, khi vận tốc đi xuống của thang máy vượt quá vận tốc cho phép.

Buồng máy: buồng dành riêng để lắp đặt máy và các thiết bị liên quan

Buồng Pull: buồng dành riêng để lắp đặt các puli và cũng có thể lắp đặt bộ khống chế vượt tốc và thiết bị điện.

Cáp an toàn: dây cáp phụ cố định vào cabin hay đối trọng để điều khiển cho cơ cấu hãm bảo hiểm hoạt động khi dây treo bị đứt.

Cáp động: cáp điện mềm nối vào cabin và chuyển động cùng cabin.

Chỉnh lại tầng: thao tác thực hiện sau khi dừng cabin để lấy độ chính xác dừng tầng trong quá trình chất tải hoặc dỡ tải.

Chỉnh tầng: thao tác nhằm đạt độ chính xác dừng tầng.

Diện tích hữu ích của cabin: diện tích trong lòng cabin, để chứa người và hàng chuyên chở, đo ở độ cao 1 m tính từ mặt sàn, không kể các tay vịn.

Đỉnh giếng: phần giếng thang trên cùng tính từ mặt sàn tầng dừng cao nhất đến trần giếng.

Giếng thang: khoảng không gian giới hạn bởi đáy hố giếng, vách bao quanh và trần giếng, trong đó cabin và đối trọng di chuyển.

Hệ thống chống trôi tầng: tổ hợp thiết bị chống chôi tụt tầng cho cabin.

Kính nhiều lớp: kính gồm hai hay nhiều lớp gắn kết với nhau bằng màng nhựa dẻo.

Kính lưới thép: kínk có phần cốt bằng lưới thép.

Tải định mức: tải thiết kế của thang máy.

Tải trọng tối thiểu phá huỷ của cáp: Tải trọng được tính bằng tích bình phương đường kính danh nghĩa của cáp với giới hạn bền kéo các sợi và một hệ số riêng cho mỗi loại cáp. Tải trọng kéo đứt thực tế đo được qua thử nghiệm phải không nhỏ hơn tải trọng phá hủy tối thiểu.

Tấm chắn chân: tấm phẳng, thẳng đứng chắn từ mép ngưỡng cửa tầng hoặc mép ngưỡng cửa cabin xuống phía dưới để đề phòng kẹt chân.

Thang dẫn động cưỡng bức: thang máy treo bằng cáp hoặc xích, được dẫn động không phải bằng ma sát.

Thang dẫn động ma sát: thang máy có cáp nâng được dẫn động bằng ma sát với các rãnh của puli dẫn.

Thang hàng có người kèm: thang máy chở hàng thường có người đi kèm.

Thang máy: thiết bị nâng thực hiện các tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không qúa 150 so với phương thẳng đứng.

Thang máy điện: thang máy vận hành nhờ động cơ điện phát lực dẫn động cabin.

Vận tốc định mức: vận tốc thiết kế của cabin thang máy.

Vùng mở khoá: vùng được giới hạn ở phía trên và dưới mức sàn tầng dừng, khi cabin ở vùng này cửa tầng mới mở được.

Áp suất đầy tải: áp suất dẫn tĩnh trong ống dẫn đấu nối trực tiếp với kích khi cabin chở tải định mức đỗ ở điểm cao nhất.

Hệ thống chống trôi tầng: tổ hợp thiết bị chống chôi tụt tầng cho cabin.

Thang máy thủy lực: thang máy vận hành nâng tải nhờ năng lượng của bơm điện bơm chất lỏng vào kích để phát lực dẫn động trực tiếp hay gián tiếp lên cabin.

Thiết bị chặn: thiết bị cơ khí để dừng cabin khi đi xuống bất thườngvà giữ cabin trên cữ cố định.

Thiết bị chèn: thiết bị cơ khí khi hoạt động làm dừng cabin trong chuyển động đi xuống ở bất kỳ vị trí nào trên hành trình.

Van giảm lưu: van có lỗ vào và lỗ ra thông nhau qua đường dẫn thu hẹp

Van hãm: van cho chất lỏng chảy tự do theo một chiều và hạn chế lưu lượng chảy theo chiều ngược lại.

Van hạn áp: van hạn chế áp suất dưới giá trị xác định bằng cách cho chất lỏng thoát qua van.

Van một chiều: van chỉ cho chất lỏng chảy theo một chiều.

Van ngắt: van tự động đóng khi áp suất trong van giảm quá giá trị cho phép, do tăng lưu lượng chất lỏng theo một chiều chỉ định trước.

Van phân phối: van hai chiều, điều khiển bằng tay, cho phép chất lỏng chảy qua hoặc ngắt dòng chảy trong cả hai chiều.

Van xuống: van đóng mở bằng điện, lắp trong mạch thủy lực để điều khiển cabin đi xuống.

Băng: bộ phận mang tải đồng thời là bộ phận kéo của của băng chở người dạng băng.

Băng chở người: hệ thống các tấm nền nối tiếp hoặc băng được dẫn động cơ khí có quỹ đạo chuyển động khép kín và liên tục chở người trên cùng một độ cao hoặc giữa các độ cao khác nhau.

Điểm vào của tay vịn: điểm thấp nhất của phần tay vịn có thể nhìn thấy được nằm ở hai đầu lan can, nơi tay vị bắt đầu đi vào phần bao che.

Điểm xa nhất của tay vịn: điểm xa nhất của phần tay vịn có thể nhìn thấy được ở hai đầu lan can.

Góc nghiêng: góc nghiêng lớn nhất giữa phương chuyển động của bậc thang, tấm nền hoặc băng so với phương ngang.

Năng suất lý thuyết: số lượng người tính theo ly thuyết ma thang cuốn và băng chở người vận chuyển được trong một giờ.

Tấm nền: bộ phận mang tải của băng chở người dạng tấm được đặt nối tiếp nhau tạo thành đường vận chuyển.

Tấm lược: tấm có dạng hình lược làm bộ phận chuyển tiếp giữa bậc thang, tấm nền hoặc băng với phần sàn cố định ở lối vào và lối ra của thang cuốn và băng chở người

Thang cuốn: hệ thống các bậc thang nối tiếp nhau đựơc dẫn động cơ khí có quỹ đạo chuyển động khép kín và liên tục để chở người đi lên hoặc đi xuống